Thực hiện kế hoạch số 331/PGDĐT-THCS ngày 6/9/2024 về việc Tổ chức sinh hoạt chuyên môn năm học 2024-2025 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Lão về Tổ chức các chuyên đề dạy học các môn học, hoạt động giáo dục lớp 9 theo bộ sách giáo khoa đã được Bộ GD & ĐT phê duyệt, được các trường THCS trên địa bàn huyện lựa chọn năm học 2024-2025.
Thực hiện KHGD của Trường THCS Tân Viên , Tổ KHTN và nhóm công nghệ trường THCS Tân Viên mạnh dạn tổ chức thực hiện chuyên đề cấp huyện môn Công nghệ với chuyên đề " Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh "
Tham dự buổi sinh hoạt có đồng chí Nguyễn Xuân Thạch - Phó trưởng phòng GDĐT huyện; các đồng chí cán bộ quản lí 16 trường trong huyện, cùng các đồng chí giáo viên giảng dạy môn công nghệ trong toàn huyện về dự.
( Các thầy cô giáo tham dự chuyênđề môn Công nghệ 9)
Cácđại biểu về dự tiết dạy thể nghiệm chuyênđề " "Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh " dođồng chí Lê Huyền Chi thực hiện cùng lớp 9A.
Năm học 2024 - 2025 là năm học thứ 4 triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với bậc THCS. Môn Công nghệ lớp 9 là một môn học mới và khó cho cả giáo viên và học sinh cả về phương pháp dạy của thầy cũng như phương pháp học của trò. Thực tế cho thấy học sinh ở các trường THCS vùng khó khăn thì mức độ tiếp cận thông tin mới còn chậm, bên cạnh đó giáo viên dạy bộ môn Công nghệ còn thiếu, kể cả giáo viên kiêm nhiệm. Nhiều giáo viên và học sinh coi môn này là môn phụ nên chưa đầu tư thích đáng về thời gian nghiên cứu tài liệu, đầu tư cho các giờ dạy lý thuyết và đặc biệt là các giờ thực hành. Môn Công Nghệ 9 được thiết kế theo Mô đun nghề nên thời lượng thực hành là khá cao, đây là môn học mang tính thực tế cao, rất thiết thực cho việc chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh THCS.
Thực tế là sau khi hoàn thành chương trình thì đa phần học sinh nắm bắt kiến thức còn chậm, thao tác thực hành còn yếu, để tự mình tạo ra một sản phẩm theo yêu cầu của môn học là rất khó khăn vì môn học này đòi hỏi người học phải được trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau như cách sử dụng các loại kìm điện, sử dụng khoan, sử dụng cưa, ... mặt khác còn phải tính toán được các thông số kĩ thuật của mạch điện, có óc quan sát thẩm mĩ.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngay từ đầu năm học, Phòng GD&ĐT huyện An Lão, Ban Giám hiệu trường THCS Tân Viên đã chỉ đạo các Tổ/Nhóm chuyên môn đăng ký chuyên đề dạy học, đặc biệt chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả dạy học.
Môn công nghệ là môn học khô cứng mang tính hướng nghiệp, việc lôi cuốn học sinh yêu thích môn học là khó khăn. Tâm lí các em học sinh chưa thực sự yêu thích môn học khi thực hiện bài học ngay tại lớp học. Các em học sinh đa phần đều là con em gia đình làm nghề nông nghiệp. Việc hướng các em yêu thích nghề nghiệp mang tính công nghiệp như môn công nghệ là điều trước tiên các giáo viên giảng dạy phải thực hiện. Các em còn ngại khi tiếp xúc với điện, với các thiết bị điện, đồ dùng điện… các dụng cụ thiết bị cũng như vật liệu điện còn thiếu nhiều.
Tại trường THCS Tân Viên, việc giảng dạy môn Công nghệ đang đối mặt với nhiều thách thức do số lượng học sinh trong một lớp đông, trong khi đội ngũ giáo viên chưa thể đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng chuyên môn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của phần mềm Azota giáo viên có thể dễ dàng, nhanh chóng tạo ra các bài tập, giúp học sinh củng cố kiến thức một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, giúp giáo viên đánh giá chính xác hơn, công bằng hơn khi giao việc về nhà cho HS.
Với chuyên đề này, chúng tôi hướng tới các mục tiêu sau:
a) Nâng cao năng lực giảng dạy: Hỗ trợ giáo viên ứng dụng CNTT, sử dụng phần mềm Azota để giao các bài tập cho HS chuẩn bị trước ở nhà.
b) Tạo môi trường học tập tương tác: học sinh tham gia tích cực vào quá trình kiểm tra đánh giá lẫn nhau, hiệu quả và nhanh chóng.
c) Cá nhân hóa lộ trình học tập: Phần mềm Azota giúp theo dõi tiến độ, kết quả học tập của từng học sinh, thống kê kết quả chuẩn bị bài của cả lớp từ đó điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với nhu cầu riêng của từng em.
Hôm nay, tổ KHTN thực hiện chuyên đề cấp huyện với sự thể hiện của cô giáo trẻ: Lê Thị Huyền Chi - Tổ KHTN, Trường THCS Tân Viên tại lớp 9A
Bài dạy: BÀI 3: THIẾT BỊ, VẬT LIỆU, DỤNG CỤ DÙNG CHO LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Bộ sách: Cánh diều
Trong tiết học, HS được tham gia hoạt động khá tích cực, hào hứng, hiệu quả thông qua việc tổ chức trò chơi gồm 4 phần
1. Hoạt động khởi động
Gv kiểm bài cũ đã giao cho hs về nhà làm trên phần mền Azota, HS được xem video về thiệt hại do cơn bão số 3 Yagi gây ra nhất là hệ thống điện , mạng điện trong nhà cũng bi hư hỏng để giới thiệu vào bài .
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (Phần thi năng lực ‘’ Kỹ sư điện nhí” – HS trải qua 4 vòng thi.
* Vòng 1: Khởi động : “ Trò chơi nhân dân đang cần ”
Khi người dân cần dụng cụ nào, các nhóm “kĩ sư điện nhí” phải cung cấp được dụng cụ đó. Mỗi dụng cụ cấp đúng, nhóm “kĩ sư điện nhí” được 1 điểm.
Với hình thức dạy học “nhóm ” và tổ chức trò chơi GV đã sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực như : Kĩ thuật các mảnh ghép , Kỹ thuật trò chơi, qua đó phát triển năng lực hợp tác, Năng lực kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
* Vòng 2 : “ Vượt chướng ngại vật ‘’
Nhóm “kĩ sư điện nhí” phải giơ cờ thật nhanh để giành quyền trả lời về “TÊN GỌI + CÔNG DỤNG” của 1 dụng cụ dùng trong lắp đặt điện. Mỗi lần trả lời đúng, nhóm “kĩ sư điện nhí” được cộng 2 điểm. Nếu trả lời sai bị trừ đi 1 điểm và phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại.
* Vòng 3: ‘’Tăng tốc ‘’
Các “kĩ sư điện nhí” dùng thẻ Plicker để trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi “kĩ sư điện nhí” trả lời đúng 1 câu được 3 điểm. Điểm của cả nhóm trong 1 câu hỏi là tổng điểm số người trong 1 nhóm trả lời đúng câu hỏi đó.
Với hình thức dạy học hoạt động nhóm GV đã sử dụng tổng hợp nhiều kỹ thuật dạy học tích cực cùng lúc như: Kỹ thuật đặt câu hỏi; Kỹ thuật giao nhiệm vụ; Kỹ thuật “Chia sẻ nhóm”. Ứng dụng công nghệ thông tin .
* Vòng 4: ‘’ Về đích ‘’
Các nhóm “kĩ sư điện nhí” chỉ ra được:
Lỗi ở đồ dùng điện, lỗi trong mạch điện bảng điện mô phỏng được 5 điểm
Lựa chọn đúng dụng cụ, vật liệu để sửa chữa lỗi được 10 điểm
Tiến hành sửa lỗi mạch điện mô phỏng thành công, đảm bảo thẩm mỹ được 5 điểm.
Tổng điểm phần thi về đích là 20 điểm
HS được phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học. Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề tốt.
Kết thúc tiết học, HS khá hào hứng, tâm thế vui vẻ, nét mặt rạng ngời vì HS được tự mình khám phá kiến thức, tự mình giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, xứng đáng là các kĩ sư điện nhí trong tương lai.
Sau tiết dạy thể nghiệm cácđại biểu về dự traođổi thảo luận và thống nhất các nội dugn về phương pháp dạy học, kiểm trađánh giáđối với môn Công nghệ