* Thực hiện công văn số 2474/SGDĐT-TrH ngày 16/8/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2024-2025; Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT huyện An Lão
* Căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ KHTN và kế hoạch chỉ đạo chuyên môn trường THCS Tân Viên năm học 2024 – 2025.
Hôm nay, nhóm toán 9 trường THCS Tân Viên thực hiện chuyên đề “Sử dụng đồ dùng dạy học, SGK, sách tham khảo, đổi mới PPDH phù hợp chương trình SGK lớp 9 mới. Ứng dụng CNTT trong dạy học.”
Trước hết, nhóm giáo viên giảng dạy môn toán 9 trường THCS Tân Viên chúng tôi xác định: “Sử dụng đồ dùng dạy học, SGK, sách tham khảo, đổi mới PPDH phù hợp chương trình SGK lớp 9 mới. Ứng dụng CNTT trong dạy học” đó cũng là nền tảng để xây dựng chất lượng dạy và học, đặc biệt đối với chương trình SGK mới, tiếp cận chương trình GDPT 2018. Điều này cũng đặt ra nhiều thách thức cho giáo viên trong việc xác định các phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả đồ dùng DH, phương pháp tự học, tự đọc sách giáo khoa, sách tham khảo nhằm phát huy tính chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức cho học sinh.
Việc đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học. Trong giai đoạn hiện nay dạy học ngoài việc trang bị kiến thức cho học sinh thì người thầy cần phải rèn kĩ năng sử dụng CNTT, sử dụng đồ dùng dạy học, SGK, sách tham khảo, đổi mới PPDH phù hợp chương trình SGK lớp 9 mới để phát triển năng lực cho mỗi học sinh.
Trong tiết dạy thể nghiệm hôm nay, nhóm toán 9 chúng tôi đã xây dựng bài học với sự trợ giúp các phần mềm tin học và sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán, suy luận( PM Azota để giao bài cho HS chuẩn bị ở nhà, dùng máy soi BT để KT kết quả làm bài của HS trên lớp).
Với tâm huyết, sự nhiệt tình và kinh nghiệm nhiều năm ôn thi vào 10, thầy Phạm Văn Tới đã thể hiện khá thành công tiết dạy thể nghiệm, thầy đã sử dụng và tập dượt cho HS kĩ năng làm BTTN ở 3 dạng thức câu hỏi( chọn đáp án, Đúng- Sai, Câu trả lời ngắn) tiếp cận với cấu trưc đề thi vào lớp 10 THPT năm nay.
- Phần khởi động: GV chấm và chữa bài của HS trên PM Azota, tạo hứng thú và trí tò mò ham học cho học sinh, tạo tâm thế để các em vào bài học mới.
- Phần hình thành kiến thức: Giao việc, hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ cho từng học sinh, từng nhóm HS. Tích cực động viên, khen ngợi các em chuẩn bị và tham gia tốt các hoạt động.Tạo điều kiện tối đa để các em tham gia hoạt động nhau theo góc độ cá nhân. Khi thật cần thiết hoặc nảy sinh tình huống có vấn đề thì mới cần sự hỗ trợ của giáo viên.
- Phần luyện tập vận dụng thầy cũng đã khắc sâu và củng cố kiến thức trọng tâm cho học sinh.
- Trong giờ học cần phải chia nhóm phù hợp : Trong nhóm có các đối tượng học sinh khác nhau và các thành viên trong nhóm phải được giao việc cụ thể
- Gv tạo ra tình huống gợi ra những hoạt động tương thích với nội dung và mục tiêu dạy học
- Hs hoạt động tự giác , tích cực , chủ động , sáng tạo và có sự giao lưu giữa các thành viên trong tập thể lớp , giữa GV và HS
- Gv có tác động điều chỉnh , giúp đỡ Hs vượt qua những khó khăn bằng cách phân tích , hướng dẫn gợi mở.
- Gv giúp học sinh xác nhận những kiến thức đã đạt được trong quá trình hoạt động , đưa ra những kết luận cần thiết giúp Hs chiếm lĩnh kiến thức .
Việc đổi mới phương pháp dạy học “Sử dụng đồ dùng dạy học, SGK, sách tham khảo, đổi mới PPDH phù hợp chương trình SGK lớp 9 mới. Ứng dụng CNTT trong dạy học”
theo định hướng phát triển năng học sinh, hướng dẫn HS tự đọc sách giáo khoa, sách tham khảo trong môn toán học nói chung, môn toán 9 nói riêng đặt ra yêu cầu cao đối với mỗi GV, đòi hỏi GV phải đầu tư công sức, chọn phương pháp dạy cho thích hợp đối với từng đối tượng học sinh, định hướng rõ việc phát triển những năng lực nào cho HS để trong một tiết dạy các đối tượng học sinh đều được tham gia tích cực .
Học sinh đã khẳng định được vai trò chủ động tiếp thu kiến thức của mình, học sinh là trung tâm, chủ thể của hoạt động, người thầy chỉ đóng vai trò là người cố vấn.
GV cần quan tâm đến khâu hướng dẫn và chuẩn bị bài của HS. Các câu hỏi phản biện làm nảy sinh tình huống có vấn đề, để điều chỉnh kịp thời các diễn biến của giờ dạy để đạt được mục tiêu của bài học theo yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018.
GV cần mạnh dạn, không ngại khó, ngại khổ, thiết kế bài giảng theo tinh thần đổi mới giúp các em có hứng thú học tập bộ môn hơn.
Trong dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, HS chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, năng lực, phẩm chất theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Vì thế, khi soạn kế hoạch bài dạy và giảng dạy, giáo viên phải đầu tư công sức cùng với việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin nên mất thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện tốt bài lên lớp. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.
Tuy chuyên đề mới thực hiện ở một số tiết học nhưng chúng tôi thấy với cách thực hiện như vậy, HS có ý thức hơn trong học tập, hào hứng hơn trong thực hiện nhiệm vụ học tập, tiết học trên lớp sinh động hơn, HS làm bài một cách nhẹ nhàng, phát triển được các năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề của HS tốt hơn.
Tuy nhiên chuyên đề còn rất nhiều thiếu sót mong rằng qua tiết dạy thể nghiệm sẽ nhận được nhiều sự chia sẻ từ các đồng chí giúp cho chuyên đề này có hiệu quả tốt hơn và được nhân rộng nhiều hơn.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA TIẾT CHUYÊNĐỀ