Thực hiện Công văn số 2474/SGDĐT-TrH ngày 16/8/2024 của Sở GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2024-2025; Công văn số 5636/BGDĐT-GDTrH ngày 10/10/2023 của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng KHDH các môn KHTN, LS&ĐL, HĐTN-HN.
Trường THCS Tân Viên đã xây dựng KHDH đối với HĐTN- HN theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Hải Phòng; Bố trí thực hiện 105 tiết/năm và công nhóm giáo viên tổ chức thực hiện các các chủ đề đảm bảo sự phù hợp giữa năng lực và chuyên môn của giáo viên với nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệm được đảm nhiệm. Kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được xây dựng theo từng chủ đề; giáo viên được phân công đảm nhận chủ đề tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động, tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành trải nghiệm theo yêu cầu của chương trình và tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận, đánh giá về kết quả thực hiện.Đồng chí Lê Thị Quý thực hiện thể nghiệm chuyênđề với hoạtđộng
- HĐGD theo chủ đề: Điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
Về dự và chỉđạo cóđồng chí Phạm Văn Hải - Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường và cácđồng chí giáo viên tổ Khoa học xã hội.
Hoạtđộng diễn ra sôi nổi với các hình thức tổ chứcđa dạng, phong phú
A.Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu:
-HS phân biệt được những lời nói lịch sự, tích cực và chưa lịch sự, chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử.
-Nhận ra ý nghĩa, tác dụng của những lời nói lịch sự, tích cực trong giao tiếp, ứng xử.
-Tạo bầu không khí vui vẻ, hứng thú tìm hiểu chủ đề mới.
b. Nội dung: - Trò chơi "Lịch sự"
c. Sản phẩm: - HS tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện: - Trò chơi “Lịch sự”
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
-Giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
-Người làm quản trò sẽ lần lượt đưa ra những lời yêu cầu, đề nghị. Nếu là những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ví dụ như: Mời các bạn đứng lên/ Xin mời các bạn giơ hai tay lên cao/…) thì người chơi thực hiện động tác theo yêu cầu. Ngược lại, nếu lời yêu cầu, đề nghị chưa lịch sự (ví dụ như: Ê, đứng lên đi!/ Giơ tay lên ngay!/…) thì người chơi không được thực hiện theo.
-Nếu ai nhầm lẫn, tức là không làm theo những lời yêu cầu lịch sự, hoặc làm theo những lời yêu cầu không lịch sự, thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
– Cử HS làm quản trò.
- GV tổ chức cho HS thảo luận sau trò chơi:
+ Em có suy nghĩ gì sau khi chơi trò chơi?
- Quản trò tổ chức cho các bạn chơi với tốc độ nhanh dần. Sau một lúc có thể thay đổi người làm quản trò.
- HS thảo luận và chia sẻ về ý nghĩa của trò chơi.
- GV nhận xét phần tham gia hoạt động và các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào các hoạt động của bài. Giới thiệu nội dung trải nghiệm mới.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS thảo luận về ý nghĩa của trò chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận
-Tất cả HS trong lớp đều tham gia chơi.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện
GV tổ chức cho HS thảo luận sau trò chơi: Em có suy nghĩ gì sau khi chơi trò chơi?
GV kết luận: Những lời yêu cầu, đẽ nghị lịch sự, tích cực khi giao tiếp, ứng xử khiến người nghe cảm thấy hài lòng, dễ chịu và sẵn sàng thực hiện theo. Ngược lại những lời nói chưa lịch sự, chưa tích cực khiến người nghe cảm thấy bị xúc phạm, khó chịu và không muốn thực hiện yêu cầu.
B.Khám phá- kết nối
Hoạt động 1: Nhận diện về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực/ chưa tích cực.
a. Mục tiêu:
HS nhận diện được những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử.
b) Nội dung: HS quan sát các tình huống, đưa ra quan điểm cá nhân tình huống nào là tích cực/ chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử, nêu lí do lựa chọn của bản thân.
c. Sản phẩm:
- Phần chọn tích cực /chưa tích cực, nêu được lí do.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: HS quan sát các tình huống, sử dụng thẻ màu để thực hiện yêu cầu hành vi tích cực hay chưa tícg cực (màu xanh là tích cực/ màu hồng là chưa tích cực)
Bước 2: HS quan sát tình huống, giơ thẻ màu theo quy ước của GV.
Bước 3: GV tổng hợp ý kiến, mời cá nhân HS giải thích lí do.
Bước 4: GV kết luận
- GV khen ngợi HS đã nhận thức đúng đắn về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực/ chưa tích cực.
- GV tích hợp giáo dục học sinh về hành vi bạo lực học đường là hành vi chưa tích cực.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực /chưa tích cực trong cuộc sống của học sinh
a) Mục tiêu: HS xác định, phân biệt được các hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực / chưa tích cực.
b) Nội dung: HS chia sẻ với các bạn, cô giáo các hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực / chưa tích cực qua phần tìm hiểu trước ở nhà.
c) Sản phẩm: Phần tờ giấy ghi lại các hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực / chưa tích cực đã chuẩn bị trước ở nhà. Phần bảng thi các tổ.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS:
-Giáo viên yêu cầu HS giơ phần HS chuẩn bị trước hoạt động về những hành vi giao tiếp ứng xử tích cực (giấy A5 tô màu xanh) và chưa tích cực (giấy A5 mô màu đỏ).
-Giáo viên chia lớp 4 đội chơi, dành cho các đội 2 phút để trao đổi thống nhất lại các hành vi đã thực hiện cá nhân.
-Giáo viên tổ chức trò chơi Tiếp sức Ai nhanh hơn. Cho 4 đội bốc thăm: 2 đội hành vi tích cực, 2 đội hành vi chưa tích cực.
- Giáo viên dành cho các đội 3p chơi tiếp sức ghi các hành vi trên bảng.
Bước 2: HS thảo luận thống nhất trong nhóm
HS phân công thi tiếp sức.
Bước 3: GV cùng HS thống kê các hành vi.
Bước 4: GV kết luận
- GV khen ngợi HS đã ghi lại được nhiều hành vi.
- GV gợi mở HS chia sẻ: giao tiếp ứng xử tích cực mang lại điều gì? Giao tiếp ứng xử chưa tích cực gây ra hậu quả gì?
- GV chốt, nhấn mạnh đến HS về lợi ích của việc thực hiện các hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực trong cuộc sống.
2. Hoạt động 2.2: KẾT NỐI :Thể hiện cách rèn luyện hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực
2.2.1. Kết nối kinh nghiệm của HS, tổng hợp các cách để rèn luyện ứng xử, giao tiếp tích cực trong cuộc sống.
a) Mục tiêu: HS xây dựng những yêu cầu, cách thức, nguyên tắc để thực hiện hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực trong cuộc sống.
b) Nội dung: HS xây dựng cẩm nang về các cách thực hiện hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực trong cuộc sống.
c) Sản phẩm: Phần kết quả làm việc nhóm của HS xây dựng cẩm nang. Phần chia sẻ cẩm nang với nhóm khác.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho HS thực hiện ở nhà: Xây dựng trang cẩm nang giao tiếp , ứng xử tích cực trong cuộc sống.
-Nhóm trưởng các nhóm chia sẻ trang cẩm nang với các nhóm khác. Nhóm 1 chia sẻ với nhóm 2, nhóm 2 với nhóm 3, nhóm 3 với nhóm 4.
Bước 2: HS nhóm trưởng thực hiện chia sẻ với nhóm khác, HS các nhóm lắng nghe chia sẻ, trao đổi cùng nhóm trưởng.
GV quan sát, nhắc nhở với những HS chưa chú ý nghe bạn chia sẻ.
Bước 3: GV yêu cầu các nhóm trưng bày cẩm nang trên bảng.
GV phỏng vấn HS về cảm xúc khi nghe nhóm chia sẻ
GV phỏng vấn nhóm trưởng 1-2 nhóm về ý tưởng xây dựng cẩm nang, về sự tham gia các thành viên trong nhóm.
Bước 4: GV kết luận
- GV kết luận: Khen ngợi các nhóm hoàn thành trang cẩm nang. Nhấn mạnh HS hãy thực hiện theo những nội dung trong cẩm nang để trở thành người có hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực.
2.2. Cá nhân HS nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử.
a) Mục tiêu: HS có không khí vui vẻ khi tham gia hoạt động; HS đánh giá được mức độ thực hiện các hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực/ chưa tích cực. Điều chỉnh, định hướng với hành vi chưa phù hợp (nếu có)
b) Nội dung: HS tham gia trò chơi Đố bạn
HS khảo sát mức độ thực hiện các hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng (thường xuyên, thỉnh thoảng, chưa bao giờ)
c) Sản phẩm: Phần chọn mức độ của HS cho từng hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng cụ thể.
d) Tổ chức thực hiện
*Trò chơi Đố bạn
Bước 1: GV nêu luật chơi:
- GV hô: “Đố bạn, đố bạn”
- HS hô to: “Đố gì, đố gì”
+ GV đọc câu hỏi.
+ Nếu học sinh nào cảm thấy bản thân mình phù hợp với câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Học sinh đó sẽ giơ tay thật cao và hô to “It’s me!”.
Bước 2: HS tham gia chơi cùng GV.
Bước 3: GV mời 1 HS trong lớp lên tổ chức cho các bạn chơi.
Bước 4: GV kết luận
-Trò chơi vui, tạo không khí vui vẻ, đồng thời để HS tự nhận ra điểm tích cực, chưa tích cực của bản thân và trong đánh giá của các bạn trong lớp.
*HS đánh giá mức độ thực hiện các hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS sử dụng thẻ màu, đưa ra mức độ thực hiện các hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực/ chưa tích cực: xanh – thường xuyên, vàng – thỉnh thoảng, hồng – chưa bao giờ.
1/ Lắng nghe khi người khác đang nói
2/ Thực hiện giao tiếp, ứng xử nơi công cộng (mặc trang phục phù hợp)
3/ Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn (bạn trong trường lớp bị bạo lực học đường).
5/ Thực hiện lời nói, cử chỉ làm tổn thương người khác (NÓI XẤU SAU LƯNG)
Bước 2: HS nghe GV đưa ra các hành vi, giơ thẻ màu chọn theo thực tế mức độ thực hiện của bản thân.
Bước 3: GV quan sát, phỏng vấn cá nhân HS khi chọn thẻ vàng, hồng
GV phỏng vấn HS lí do khi chưa thực hiện thường xuyên
Căn cứ vào lí do của HS để GV định hướng đúng cho HS
Bước 4: GV kết luận
-Các hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa tích cực nên được thực hiện thường xuyên, liên tục, lan tỏa để tạo thành nếp sống, lối sống văn minh trong cộng đồng.
3. Hoạt động 3: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng hiểu biết về các hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực vào các tình huống cụ thể.
b) Nội dung: HS tham gia xử lí các tình huống.
c) Sản phẩm: Phần đóng vai xử lí tình huồng của 4 nhóm.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm đôi, nhóm bàn luân phiên đóng vai để xử lí tình huống. Thời gian thảo luận 3p.
Tình huống 1: Nói quá to trong giao tiếp, biểu cảm gương mặt chưa phù hợp
Bạn N là tổ trưởng, được cô giáo giao nhiệm vụ kiểm tra bài tập của các bạn trong tổ, nhắc nhở các bạn thực hiện nề nếp. Trong thời gian truy bài bạn N thường nói to, quát mắng các bạn đưa bài cho kiểm tra, gương mặt luôn nhăn nhó, khó chịu, đập bàn. Em sẽ khuyên bạn N như thế nào để giao tiếp, ứng xử tích cực.
Tình huống 2: Mất kiểm soát về thái độ, hành vi trong giao tiếp, nhất là trên mạng xã hội.
Bạn B đăng trên facebook cá nhân hình ảnh hai bàn tay đan vào nhau kèm cảm xúc trái tim nhân kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ bạn B. Bạn T chưa hiểu đúng về hình ảnh bạn B đăng. Bạn T bình luận cố ý trêu bạn B yêu đương sớm. Hai bạn B và T trao đổi rất gay gắt trên facebook. Em là người giữa, chơi với cả B và T. Em sẽ khuyên hai bạn thế nào để giao tiếp, ứng xử tích cực.
Bước 2: HS trao đổi theo nhóm đôi, nhóm 3, phân công nhau đóng vai xử lí tình huống.
GV quan sát, hỗ trợ, gợi ý với các nhóm chưa tích cực
GV lưu ý HS luân phiên đổi vai để bạn nào cũng nêu được cách ứng xử của mình.
Bước 3: HS xung phong lên xử lí tình huống
*Dự kiến:
-HS chưa thể hiện đúng trọng tâm của tình huống, GV phát hiện, gợi ý lại, định hướng theo nội dung HS đang thể hiện; hoặc đề nghị HS nhóm khác hỗ trợ để thể hiện đúng tình huống.
- Không có nhóm HS nào xung phong lên thể hiện tình huống, HS dù GV có chỉ định cũng không thực hiện đóng vai tình huống do tâm lí ngại ngùng….GV dùng cách thức gợi mở, dùng câu hỏi ngắn để phỏng vấn HS (nếu em là nhân vật A thì em sẽ làm gì? Nói gì…)
Bước 4: GV kết luận
-GV khen ngợi HS, căn cứ vào việc thể hiện xử lí tình huống của HS, GV phỏng vấn HS xử lí tình huống: khi xử lí như vậy em cảm thấy như thế nào? Có khó khăn khi thực hiện hành vi ấy không? Khi thuyết phục người khác thực hiện hành vi tích cực có khó không? Cảm thấy thế nào?...
4. Hoạt động 4: ĐÁNH GIÁ, GIAO NHIỆM VỤ THIẾT KẾ SẢN PHẨM TUYÊN TRUYỀN
a) Mục tiêu: HS tự đánh giá, HS đánh giá nhau, GV đánh giá về kết quả trải nghiệm của các HS về thể hiện các hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực.
b) Nội dung: HS tự đánh giá trên phiếu do GV cung cấp.
c) Sản phẩm: Phiếu tự đánh giá của HS
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu khảo sát sau hoạt động trải nghiệm.
Bước 2: HS nhận phiếu, tự đối chiếu với hoạt động của bản thân để nhận trong phiếu.
STT | Nội dung | Mức độ |
 |   |    |
1 | Tích cực trao đổi cùng các bạn về các hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực. | | | |
2 | Tích cực, tham gia nhiều ý kiến xây dựng cẩm nang giao tiếp, ứng xử tích cực. | | | |
3 | Sau tiết trải nghiệm em sẽ thực hiện các hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực. | | | |
- : không thực hiện
- : thỉnh thoảng thực hiện
- : mức độ nhiều
Bước 3: HS báo cáo kết quả tự nhận xét của mình bằng số ngôi sao.
Bước 4: GV kết luận
-GV khen ngợi tất cả HS đã tích cực tham gia các hoạt động, ghi nhận sự tự đánh giá của cá nhân HS.
-Nội dung đánh giá về hiệu quả của việc hiểu về các hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực sẽ được kết luận vào tiết trải nghiệm sau, khi các nhóm, cá nhân thực hiện nhiệm vụ báo cáo về sản phẩm tuyên truyền mọi người cùng thực hiện hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực.
* Xây dựng sản phẩm tuyên truyền kêu gọi bạn bè và mọi người xung quanh giao tiếp, ứng xử tích cực. (thực hiện theo nhóm)
- Suy nghĩ, lựa chọn loại sản phẩm: tranh, vè, thơ, hát, video clip…
- Xây dựng nội dung cho sản phẩm: các hành vi văn hoá ứng xử tích cực cần thực hiện.
- Thực hiện tạo sản phẩm.
*GV đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm;
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Nhóm thực hiện:………………………………………………….
Nhóm đánh giá:…………………………………………………..
STT | Nội dung | Điểm tối đa | Điểm đánh giá |
1 | Có sự tham gia của tất cả thành viên trong nhóm | 5 | |
2 | Nội dung phù hợp và truyền tải được nội dung, yêu cầu. | 30 | |
3 | Thể hiện được sự sáng tạo trong xây dựng nội dung. | 25 | |
4 | Thể hiện hấp dẫn, thu hút | 20 | |
5 | Chất lượng hình ảnh, âm thanh | 10 | |
6 | Đúng thời gian quy định (5-7p) | 5, quá 1 phút trừ 0,5 điểm | |
7 | Có thông điệp nhắc nhở mọi người thực hiện hành vi có văn hoá nơi công cộng | 5 | |
Tổng | | 100 | |
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Nội dung | Các tiêu chí | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Mức 5 |
1.Nhận nhiệm vụ | Mọi thành viên trong nhóm sẵn sàng nhận nhiệm vụ | | | | | |
2.Tham gia xây dựng phương án thảo luận và lập kế hoạch nhóm | Mọi thành viên đều bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng phương án thảo luận và kế hoạch hoạt động của nhóm. | | | | | |
3.Thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác | Mọi thành viên đều nỗ lực, cố gắng hoàn thiện nhiệm vụ bản thân | | | | | |
4.Tôn trọng quyết định chung | Mọi thành viên đều tôn trọng quyết định chung của nhóm | | | | | |
5.Kết quả làm việc | Có kết quả thảo luận và có đủ sản phẩm theo yêu cầu. | | | | | |
6.Trách nhiệm với kết quả làm việc chung | Mọi thành viên đều có ý thức trách nhiệm về kết quả chung của nhóm. | | | | | |
Mức 5: 100 điểm Mức 4: 80 điểm Mức 3: 60 điểm
Mức 2: 40 điểm Mức 1: 20 điểm
MỘT SỐ HÌNH ẢNH